Là một nhà đầu tư dù nghiệp dư hay chuyên nghiệp thì bạn cũng phải không ngừng trau dồi kiến thức từ cơ bản đến nâng cao. Vì nhờ nó mà bạn mới có thể “trăm trận trăm thắng” trong giao dịch đầu tư. Và là kiến thức mà bất kể ai cũng phải nằm lòng.
Hướng dẫn sử dụng Ichimoku toàn tập
Ichimoku là gì? Và cách sử dụng Ichimoku như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu về các khái niệm của nó nhé.
Phương pháp Ichimoku là gì?
Ichimoku (hay tên đầy đủ là Ichimoku Kinko Hyo) là một biểu đồ đa chức năng thể hiện chỉ báo giao dịch, hoặc dùng nó để phân tích, diễn giải như một dạng nghệ thuật bậc cao.
Nó có thể trông rất phức tạp ở giai đoạn đầu tìm hiểu, nhưng nhanh chóng đơn giản, dễ dùng và rất cần thiết cho bất kỳ nhà đầu tư nào. Phương pháp này tốt nhất nên được sử dụng kết hợp với nhiều kỹ thuật phân tích khác để mang đến hiệu quả cao nhất.
Biểu đồ Ichimoku là một bức tranh tổng thể về thị trường thể hiện xu hướng, động lượng, hỗ trợ và kháng cự. Nó giúp cho nhà đầu tư xác định được độ mạnh yếu của tín hiệu. Hơn thế nữa, biểu đồ này có thể áp dụng thành công cho tất cả thị trường với bất kể thời gian nào và trong thời gian dài hay ngắn.
Cấu tạo hệ thống Ichimoku toàn tập
Cấu tạo của Ichimoku gồm 5 đường và 5 đường thẳng này sẽ kết hợp với nhau tạo nên một bức tranh tổng thể về thị trường. 5 đường bao gồm:
- Kijun-sen (xanh dương): Được tính là trung bình cộng của mức đạt đỉnh với đáy trong 26 chu kỳ liên tiếp.
- Tenkan-sen (màu đỏ): Được tính là trung bình cộng của mức đạt đỉnh và đáy trong 9 chu kỳ liên tiếp.
- Chickou (xanh lá cây): Được tính là giá khi đóng cửa của 26 ngày liên tiếp trên bản đồ.
- Senkou Span A và B (màu cam): Đối với Senkou Span A được tính bằng trung bình cộng của Tenkan-sen và Kijun-sen, trong 26 chu kỳ liên tiếp. Còn đối với Senkou Span B được tính bằng trung bình mức đỉnh và đáy của 52 chu kỳ sau đó chia 2.
Tổng quan về các thành phần trong Ichimoku
Để sử dụng tốt Ichimoku toàn tập, đầu tiên bạn phải nắm được kiến thức của 5 đường cơ bản trong biểu đồ, vì đây được xem là trái tim của phương pháp này.
Tenkan Sen
Đường này thể hiện sự chuyển động ngắn hạn của giá. Phần lớn các nhà đầu tư sẽ sử dụng đường trung bình là SMA 10, nhưng khi sử dụng Tenkan Sen ta có thể đo được mức giao động của các chu kỳ.
Nếu giá nằm trên Tenkan Sen tức là sẽ có xu hướng tăng giá, nếu giá nằm dưới đường này sẽ có xu hướng giảm. Hơn thế nữa, nếu ta thấy Tenkan Sen có độ dốc lớn thì xu hướng đó càng mạnh, còn nếu đường này chỉ đi ngang thì giá sẽ sớm đảo chiều trong thời gian tới.
Kijun Sen
Đường này thể hiện sự chuyển động của giá trung hạn. Thay vì 9 chu kỳ như Tenkan Sen, đường này sẽ sử dụng 26 chu kỳ. Tenkan Sen sẽ tương ứng cho 1 tuần rưỡi giao dịch, Kijun Sen sẽ tương ứng 1 tháng giao dịch.
Cũng giống như Tenkan Sen, nếu giá nằm trên Kijun Sen thì giá có xu hướng tăng, và ngược lại. Độ dốc của Kijun Sen càng lớn thì xu hướng càng tăng mạnh. Nhưng khác với Tenkan Sen, giá phải chạy nhiều thì mới ảnh hưởng đến Kijun Sen, vì vậy ta sẽ lỡ đoạn đầu xu hướng vì đợi xu hướng hình thành.
Chikou Span
Nó thể hiện cho quán tính và động lượng của giá, đường này chỉ đơn giản biểu thị giá hiện tại so với thay đổi của 26 chu kỳ trước.
Sẽ có xu hướng tăng giá nếu đường này nằm trên giá của 26 chu kỳ về trước hoặc có xu hướng giảm giá nếu đường này nằm dưới giá. Còn nếu đường Chikou Span nằm rất gần giá từ 26 chu kỳ trước thì sẽ có xu hướng đi ngang.
Senkou Span A và Senkou Span B
Hai đường này khác với các thành phần còn lại, vì chúng biểu thị rất nhiều thông tin:
Senkou Span A và Senkou Span B hợp nhau tạo thành một đám mây gọi là Kumo. Nếu Senkou Span A lớn hơn Senkou Span B thì mây sẽ có màu khác với Senkou Span B lớn hơn Senkou Span A.
Có 2 loại mây trong phương pháp này là Kumo và mây tương lai:
- Mây Kumo: sẽ nằm ở trên và dưới đường giá.
- Mây tương lai: sẽ nằm trong khoảng sau 26 chu kỳ giá.
Mây Kumo là một dải kháng cự, hỗ trợ tuyệt vời của toàn hệ thống Ichimoku
Để nắm rõ Ichimoku toàn tập, bạn còn phải hiểu về mây Kumo – trái tim của biểu đồ nay. Mây Kumo là phần dễ nhìn ra nhất nó chỉ ra cái nhìn toàn cảnh về xu hướng cùng mối liên hệ giá với xu hướng đó. Theo quy tắc thì giá nằm trên mây thể hiện xu hướng tăng, còn ngược lại giá nằm dưới đám mấy Kumo thì 2 đường viền của mây sẽ là kháng cự cực mạnh cho giá.
Hơn nữa, bạn cũng phải chú ý vào độ dày của đám mây, vì độ dày/ mỏng của mây sẽ có các ý nghĩa khác nhau. Nếu mây càng dày thì giá càng ít khả năng breakout thành công, mây càng mỏng thì giá dễ dàng đảo chiều.
Bài viết là hướng dẫn về ichimoku toàn tập, hy vọng sau bài viết này bạn có được kiến thức trang bị cần thiết về kỹ thuật này. IFT LIKE chúc bạn thành công.